[Sản phụ khoa] Bài giảng tư vấn HIV, AIDS cho phụ nữ mang thai

Nhận định chung

Tư vấn là một quá trình trao đổi thông tin hai chiều giữa người tư vấn và người được tư vấn, trong đó người tư vấn giúp cho người được tư vân hiêu rõ vấn đề mà mình quan tâm, tự xác định nhu cầu của mình, quyết định giải pháp, có thái độ và hành động thích hợp, đúng đắn đối với hoàn cảnh, vấn đề của mình. Tư vấn không phải là dạy dỗ, khuyên bảo, mà là một quá trình trong đó người tư vân tìm hiêu và giúp người được tư vân tìm hiêu hoàn cảnh, tâm tư, tình cảm, suy nghĩ của mình để giúp cho họ tìm hiểu khả năng và nhu cầu của bản thân, tự tin vào chính mình để có thể tự mình xác định cách giải quyết vấn đề.

Tư vấn HIV / AIDS (bao gồm cả tư vấn chung về HIV/ AIDS và tư vấn cho những người bị nhiễm/nghi ngờ bị nhiễm HIV) là một trọng tâm của công tác phòng chống HIV/AIDS. Đây là một loại hình tư vấn đặc biệt liên quan đến nhiều phương diện của cuộc sống con người, từ thế chất, tâm lý và các mối quan hệ xã hội. Nó bao gồm việc cung cấp những kiến thức cơ bản và cần thiết về HIV/AIDS và cách phòng tránh, hỗ trợ người được tư vấn vượt qua các mặc cảm, khủng hoảng có thế có thay đổi hành vi để có một cuộc sống có chất lượng cho chính bản thân mình đồng thời phòng tránh lây nhiễm cho những người khác (trong gia đình và xã hội).

Tầm quan trọng của tư vấn HIV/AIDS

Từ khi tìm ra tác nhân gây bệnh AIDS tới nay, người ta mới chỉ tìm ra được một số loại thuốc làm chậm lại sự phát triển của virus chứ chưa chữa khỏi được nhiễm HIV, do đó việc phòng bệnh vẫn đang đóng vai trò thiết yếu.

Mặc dù một số vaccin đang được thử nghiệm, chưa có loại nào tỏ ra có hiệu quả tốt trong việc phòng ngửa lây nhiễm HIV/AIDS. Phần lốn các thuốc và vaccin đã nêu trên đều rất đắt tiền chưa thể sử dụng rộng rãi trong cộng đồng. Tuy vậy, căn bệnh chết người này lại có thể được phòng chống một cách có hiệu quả băng cách thay đôi hành vi và thái độ của các thành viên trong cộng đồng.

Khác với nhiêu loại bệnh lây nhiễm khác, người bị nhiễm HIV có thòi gian ủ bệnh kéo dài. Trong thời gian ủ bệnh đó, họ không có biểu hiện lâm sàng và có thê sinh hoạt bình thường (kê cả sinh hoạt tình dục) và do đó có thể truyền bệnh cho nhiêu người khác. Do đó, họ cần phải được tư vấn để biết cách phòng tránh lây nhiêm cho những người xung quanh có tiếp xúc với mình.

Do tính chất và hậu quả nặng nề của căn bệnh, những người bị nhiễm HIV/AIDS có the có những biếu hiện phản ứng tiêu cực khác nhau như nối khùng, phẫn chí, buông thả, bi quan, chán nản, lo sợ, thậm chí hận thù với xã hội. Họ củng có nguy cơ bị xa lánh, tách rời khỏi xã hội và phân biệt đối xử, thậm chí bởi ngay người thân trong gia đình họ. Trong khi một số hành động tiêu cực như hận thù, buông thả có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ cộng đồng thì các ảnh hưởng tâm lý khác có thể làm giảm, thậm chí huỷ hoại chất lượng cuộc sống của họ và gia đình họ. Những người này đều cần được tiếp cận vối những thông tin cần thiết để có thể tiếp tục sống vói căn bệnh này một cách có ích cho xã hội.

Như vậy, việc tác động làm thay đôi các thái độ, hành vi theo hướng tích cực thông qua công tác tuyên truyền vận động giữ một vai trò thiết yếu hiện nay trong phòng chống HIV/AIDS, đề phòng lây lan cũng như nâng cao chất lượng cuộc sống của họ và gia đình họ. Việc tuyên truyền này có thể được tiến hành bằng nhiều cách khác nhau bao gồm từ thông tin giáo dục truyền thông qua các kênh thông tin đại chúng cho đến thông qua tư vấn riêng biệt. Khác với giáo dục truyền thông, tư vấn riêng biệt không những cung cấp các thông tin chung cho người được tư vấn mà còn chú trọng đến những nhu cầu, đòi hỏi và hoàn cảnh riêng tư của họ để có thể giúp họ sự lựa chọn đúng đắn nhất cho chính bản thân mình.

Mục đích của tư vấn HIV/AIDS

Cung cấp thông tin cần thiết để hỗ trợ về mặt tâm lý và xã hội cho người được tư vấn:

Giúp người được tư vấn biết cách phòng bệnh cho bản thân mình (phòng lây nhiễm HIV nếu chưa bị nhiễm, phòng chống nhiễm trùng cơ hội nếu đã bị nhiễm).

Giúp cho người được tư vấn ổn định tinh thần, tự tin vào minh, tự quyết định và tự vượt qua khủng hoảng, hoang mang, lo sợ không cần thiết trong cuộc sống.

Cung cấp cho người được tư vấn thông tin về những quyền lợi của họ và hỗ trợ cho họ tiếp tục sống hoà mình với cộng đồng.

Cung cấp cho người được tư vấn thông tin về những dịch vụ, cơ sở sẵn có cũng như giúp họ tiếp cận các cơ sỏ đó để có được sự hỗ trợ về các mặt kinh tế, xã hội và đặc biệt là y tế khi có nhu càu để vượt qua khó khăn và giữ gìn sức khoẻ cho chính bản thân mình.

Ngăn chặn lây truyền HIV / AIDS trong cộng đồng:

Giúp cho người được tư vấn biết các đường lây truyền HIV, hiểu được những hành vi có nguy cơ lây nhiễm HIV cao, thông qua đó thay đổi hành vi theo chiều hướng tích cực (giảm thiểu nguy cơ) để phòng tránh lây nhiêm HIV cho chính bản thân, những người khác trong gia đình và trong cộng đồng nơi mình sống. Thay đỗi hành vi nguy cơ là biện pháp hữu hiệu duy nhât đê phòng tránh lây nhiễm HIV. Sự quyết tâm của từng con người, cá thê trong việc thay đôi hành vi nguy cơ đóng vai trò quyêt định đôi với công tác phòng chông HIV / AIDS.

Người được tư vấn HIV/AIDS

Vì những lý do đã nêu trên, việc tư vấn chung về HIV/ AIDS, tư vấn về thay đổi hành vi để giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm HIV là cần thiết cho mọi loại đối tượng. Chúng ta cần phải tận dụng mọi cơ hội để tư vấn phòng chống HIV / AIDS cho mọi người có nhu cầu, đặc biệt là trong lĩnh vực các dịch vụ y tế. Hiện nay ở nước ta, tình hình lây nhiễm HIV/AIDS đang ngày càng lan rộng với số lượng người nhiễm HIV/AIDS ngày càng tăng. Nạn dịch này không chỉ khu trú ở nhóm những người có nguy cơ cao (như ma tuý, mại dâm) mà còn có xu hướng lan vào những nhóm người từng được coi là nguy cơ thấp cho nên việc tư vấn và khuyến khích làm xét nghiệm là rất cần thiết cho các đối tượng sau:

Những người lo lắng là họ có thể bị nhiễm HIV/ AIDS vì một lý do nào đó.

Những người tự nguyện xét nghiệm HIV.

Những người có các hành vi có nguy cơ cao (như tiêm chích ma tuý, mại dâm, sinh hoạt tình dục bừa bãi).

Các bệnh nhân mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục.

Bạn tình/bạn đời của người nhiễm HIV.

Người cho máu.

Bệnh nhân nghi bị AIDS (có các dấu hiệu nhiễm trùng cơ hội điển hình).

Những người chăm sóc bệnh nhân bị tai nạn rủi ro như bị kim tiêm, dao, vật nhọn sau khi dùng cho bệnh nhân đâm gây chảy máu.

Phụ nữ có thai nghi bị nhiễm, có nguy cơ cao.

Riêng đối vói những phụ nữ mang thai, sản phụ hoặc phụ nữ cho con bú, HIV/ AIDS không những chỉ lây truyền qua sinh hoạt tình dục (như mại dâm, sinh hoạt bừa bãi) và đường máu (như tiêm chích ma tuý, truyền máu không an toàn) mà còn có thế lây truyền từ mẹ sang con, để những hậu quả lâu dài và nặng nề hơn. Do vậy, việc tư vấn và xét nghiệm cho nhóm đối tượng này còn có những đặc thù riêng của nó.

Quyền của người được tư vấn

Quyền được tiếp cận

Mọi người có quyền được tiếp cận với dịch vụ tư vấn cũng như các dịch vụ hỗ trợ xã hội và y tế khác.

Quyền được an toàn

Khi đã lựa chọn một dịch vụ nào đó (không kể đó là dịch vụ xã hội hay y tế), người được tư vấn có quyền được hưởng dịch vụ đó một cách an toàn. Dịch vụ đó không được phép gây hại cho người tiếp nhận dịch vụ.

Quyền được thông tin

Người được tư vấn có quyền được cung cấp đầy đủ mọi thông tin về vấn đề mà họ quan tâm.

Quyền được lựa chọn

Người được tư vấn có quyền tự lựa chọn (một cách tự nguyện) việc thay đổi hành vi của mình cũng như các dịch vụ sẵn có cho mình.

Quyền được riêng tư

Người tư vấn phải đảm bảo tạo được không khí kín đáo, tin cậy cho người được tư vấn để họ có thể bộc lộ và chỉ có những người liên quan tiếp cận được những thông tin về cá nhân họ trong suốt quá trình tư vấn.

Quyền được giữ bí mật

Muốn tư vấn được tốt, người tư vấn phải có được những thông tin cá nhân về người được tư vấn. Những thông tin về cá nhân này do bản thân người được tư vấn đưa ra chỉ được sử dụng vào mục đích nâng cao chất lượng tư vấn và không được cung cấp cho người khác hoặc sử dụng vào những mục đích khác nếu không có sự đồng ý của ngưòi được tư vấn.

Quyền được tôn trọng

Người tư vấn không được phép phân biệt đối xử, không có thái độ coi thường, miệt thị, chỉ trích hoặc lên án (dựa trên những thông tin cá nhân mà người được tư vấn đưa ra) mà phải hết sức tôn trọng người được tư vấn. Điều này đặc biệt quan trọng cho môi trường tư vấn HIV/ AIDS vì tính chất của những thông tin có thể được bàn luận tới.

Quyền được hưởng tiện nghi

Dịch vụ tư vấn phải được cung cấp một cách toàn diện, có chất lượng, không gây phiền hà hoặc điều gì có hại cho người được tư vấn.

Quyền được tiếp tục

Người được tư vấn có quyền quay trở lại tư vấn tiếp tục khi họ cảm thấy cần thiết, còn có điều thắc mắc cần làm rõ…

Quyền được góp ý kiến

Người được tư vấn phải có được cơ hội đưa ra ý kiến riêng của mình, ý kiến đó phải được tôn trọng và bàn bạc cụ thể giữa người tư vấn và người được tư vấn.

Ngưòi tư vấn

Phẩm chất cần có của người tư vấn

Phải có hiểu biết về HIV/ AIDS để có thể cung cấp thông tin, giải thích và hướng dẫn cho người được tư vấn một cách đầy đủ và chính xác về những vấn đề mà họ quan tâm.

Phải có kỹ năng tư vấn trong quá trình giao tiếp (xem phần các kỹ năng tư vấn).

Phải biết đồng cảm, tự đặt mình vào vai trò của người được tư vấn để thông cảm với họ.

Phải kiên trì, bình đẳng, nhận xét khách quan và nhạy cảm vói những vấn đề của người được tư vấn để có thể giúp đỡ họ một cách công bằng.

Phải có một cách nhìn tích cực đối với cuộc sống và con người.

Nhiệm vụ của người tư vấn

Giúp cho người được tư vấn hiểu rõ về HIV/AIDS và các đường lây truyền.

Cung cấp đầy đủ thông tin mà người được tư vấn mong muốn để họ có thể hiểu biêt rõ thực trạng hoàn cảnh của mình (kể cả ý nghĩa của các xét nghiệm – nếu có) cũng như sẵn sàng đối phó một cách tích cực với hoàn cảnh đó.

Vận động và giúp cho người được tư vấn tự xác định những hành động đúng đắn, tránh những hành vi có nguy cơ cao để tự dự phòng, giữ gìn sức khoẻ cho bản thân, gia đình và cộng đồng.

Luôn đặt ra lợi ích của người được tư vấn làm trọng tâm.

Giữ bí mật những thông tin riêng tư của ngưòi được tư vấn (kể cả kết quả xét nghiệm, nếu có).

Luôn đảm bảo tôn trọng tất cả các quyền của người được tư vấn.

Các kỹ năng tư vấn

Quan sát:

Kỹ năng đọc hiểu ngôn ngữ không lời của đối tượng tiếp xúc để tìm hiểu tâm tư, tình cảm của họ. Trong khi tiếp xúc cần quan sát: cách ăn mặc mỗi lần tiếp xúc, cách diễn tả nét mặt, cử chỉ, âm điệu, lời nói hay các phản ứng đặc biệt khi nói, trình bày hoặc khi nghe một vấn đề nào đó.

Lắng nghe:

Kỹ năng tập trung vào đối tượng, không bị chi phối bởi hoàn cảnh bên ngoài hoặc suy nghĩ của chính mình đế có thế cảm nhận, tìm hiểụ những thông điệp mà đối tượng tiếp xúc muốn nói thông qua lời nói, trực tiếp hay ngụ ý.

Trong khi lắng nghe đối tượng, người tư vấn cần phải:

Tạo bầu không khí thoải mái, tin tưởng để đối tượng có thể bộc lộ suy nghĩ tình cảm của mình.

Chấp nhận tất cả mọi thông tin do đối tượng đưa ra, không phản ứng ngay lập tức, dù thông tin đó có chính xác hay không.

Không cắt ngang hoặc tỏ ra sốt ruột, hối thúc đối tượng.

Luôn khuyến khích đối tượng (bằng cả lời nói và cử chỉ, nét mặt) nói lên suy nghĩ và trình bày quan điểm của mình.

Quan tâm:

Kỹ năng hướng mình hoàn toàn về phía đối tượng về mặt tâm lý để đáp ứng nhu cầu của họ. Người tư vấn phải luôn quan tâm đến những vấn đề mà người được tư vấn đang quan tâm /tìm hiếu.

Trong quá trình giao tiếp, người tư vấn cũng phải luôn tỏ ra cho đối tượng biết mình đang hết sức quan tâm đến họ không chỉ thông qua lời nói mà còn bằng cử chỉ, thái độ, ánh mắt, nét mặt và chứng tỏ sự tham gia tích cực của mình và quan tâm sâu sắc đến người được tư vấn và hoàn cảnh của họ, đồng thòi động viên, khuyến khích người được tư vấn bày tỏ bộc lộ những thông tin cá nhân và quan điểm của họ.

Đặt câu hỏi:

Kỹ năng đặt câu hỏi giữ vai trò vô cùng quan trọng trong tư vấn HIV/AIDS. Người tư vấn phải đặt câu hỏi một cách rõ ràng, ngắn gọn, dễ hiểu để cho đối tượng có thể hiểu được. Câu hỏi phải được đặt ra một cách khéo léo tế nhị đế thu thập được thông tin cần thiết, kể cả về nhiều yếu tố riêng tư cá nhân nhưng vẫn lịch sự, tôn trọng đối tượng, tránh làm họ bị tổn thương hoặc cảm thấy bị chỉ trích, phê phán. Đẻ hướng đối tượng tới trọng tâm của vấn đề, cần phải sử dụng những câu hỏi dẫn dắt, gợi mở đến chủ đề cần thiết để làm sáng tỏ vấn đề cũng như tạo điều kiện cho người được tư vấn bày tỏ suy nghĩ của mình.

Trong các thể loại câu hỏi, nên tránh sử dụng những câu hỏi đóng (những câu hỏi để trả lời “có” hoặc “không” hoặc trả lời rất ngắn) trong quá trình tư vấn, vì những câu hỏi này không tạo điều kiện cho đối tượng suy nghĩ sâu, cung cấp đầy đủ thông tin cần thiết cũng như không cho người được tư vấn sự lựa chọn rộng rãi. Dạng câu hỏi này chỉ nên được sử dụng đê khăng định lại thông tin mà đối tượng vừa nêu (dưới dạng “… có phải không ?…).

Câu hỏi dẫn dắt (ví dụ: “thế còn/về vấn đề… thì thế nào? ” hoặc “anh/chị có thể nói thêm về vấn đề…?) có thể được sử dụng trong quá trình tư vấn để làm rõ hơn một vấn đề, thảo luận xa hơn, sâu hơn. Nó cũng có the được sử dụng để bắc cầu nối, dẫn dắt đối tượng từ chủ đề đang thảo luận sang một vin đề cụ thể hơn, đáng quan tâm hơn, thay vì cắt ngang và đột ngột thay đối chủ đề.

Dạng câu hỏi nên được sử dụng nhất trong tư ván là các câu hỏi mở (ví dụ như: “… như thế nào ?” hoặc “vì sao…?”. Đây là loại câu hỏi mà đối tượng không trả lời ngắn được. Nó tạo ra cho người được tư vấn khoảng không gian tự do đế có thể cung cấp thông tin một cách đầy đủ nhất, không phụ thuộc nhiều vào người hỏi, không bị giới hạn. Câu hỏi mở đồng thời cũng tạo điều kiện cho họ tự suy nghĩ, tìm hiếu và trình bày ý nghĩ của họ theo trình tự và mức độ quan trọng của thông tin theo quan điếm riêng của họ.

Nhắc lại:

Đây là một kỹ năng được sử dụng để chứng tỏ sự quan tâm của mình với đối tượng (thông qua việc nhắc lại đúng những thông tin mà họ vùa cung cấp cho mình). Người tư vấn cũng có thế nhắc lại những nội dung đó với ngôn ngữ của mình đế khắng định mình hiểu đúng, diễn tả rõ hơn ý của người được tư vấn, nhấn mạnh nội dung đó.

Tóm tắt

Việc tóm tắt lại nội dung một cách ngắn gọn và dễ hiểu giúp cho đối tượng nắm được những diêm chính, cơ bản đã thảo luận. Việc này thường được làm cuối môi chủ đê/buôi tư vấn đê chuẩn bị (bắc cầu nối) cho chủ đề hoặc buổi tư vấn sau đó.

Khuyến khích, động viên, an ủi

Người tư vân phải luôn tỏ thái độ khuyến khích đối tượng để họ được củng cố niêm tin vào chính bản thân mình, thấy thoải mái khi cung cấp thông tin cũng như tự tin khi hành động. Điều này rất quan trọng khi chuẩn bị cho người được tư vân làm quen với hoàn cảnh mối của họ, cũng như khích lệ họ tự nguyện có những thay đôi trong hành vi. Người được tư vấn sẽ cảm thấy bạn tin rằng họ sẽ tự vượt qua những khó khăn trở ngại và làm chủ cuộc sống của mình. Nên khuyên khích những việc tôt mà họ đã làm được. Tuy nhiên, không nên chỉ trích phê phán những gì họ làm chưa đúng ngay lập tức mà dần dần chỉ cho họ thây có thê làm được điêu đó một cách tốt hơn.

Các kỹ năng khác

Sử dụng từ ngữ: mặc dù người tư vấn phải hiểu biết rõ về chuyên môn (HIV/ AIDS) trong quá trình tư vấn, người tư vấn phải tuỳ theo trình độ văn hoá của đôi tượng mà sử dụng từ ngữ cho thích hợp để giải thích rõ cho họ về các vấn đề cần thiết sử dụng những ngôn từ thông thường, tránh sử dụng từ chuyên môn sâu.

Khả năng chuyên môn: người tư vấn phải tự biết rõ trách nhiệm nhưng cũnẹ phải tự xác định những giới hạn về khả năng chuyên môn của mình để có thể gửi đối tượng đi (đến cán bộ chuyên môn cao hơn hoặc tuyến cao hơn) để họ được tư vấn sâu hơn trong những trường hợp người tư vấn không đủ khả năng giải đáp cho họ.

Thích ứng với hoàn cảnh: các câu hỏi, lời khuyên của người tư vấn phải được đưa ra một cách thích hợp với hoàn cảnh cụ thể, trình độ văn hoá của người được tư vấn, ngôn ngữ, phong tục tập quán của địa phương, tôn giáo của họ để có sức thuyết phục, dễ dàng được chấp nhận đối với cộng đồng đó.

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận