[Sản phụ khoa] Bài giảng sự tiết sữa và cho trẻ bú

Sữa mẹ là nguồn thức ăn quý giá nhất đối với trẻ em, không một loại sữa nhân tạo nào có thể thay thẻ được sữa mẹ.

Sinh lý sự tiết sữa

Tuyến vú lúc dậy thì

Mầm tuyến vú đầu tiên xuất hiện ở bào thai không chịu ảnh hưởng của hormon, cho đến lúc dậy thì tuyến vú là mạng ống thưa thớt nối với núm vú. Đến khi dậy thì, dưới sự ảnh hưởng của các hormon buồng trứng, mạng ống tăng sinh, phân nhánh vào tổ chức mỡ, ở cực đầu của ống xuất hiện các nụ nhỏ sẽ là nguồn gốc của tổ chức chế tiết.

Trong mỗi chu kỳ kinh nguyệt

Ở giai đoạn tăng sinh, dưới ảnh hưởng của estradiol, các tế bào cơ- biểu mô bao quanh cực đầu của ống dẫn sữa tăng sinh. Tổ chức liên kết giữ nước.

Ở giai đoạn chế tiết, progesteron làm biệt hoá cực đầu của ống dẫn sữa, làm ngừng sự tăng sinh của tế bào.

Khi có thai tuyến vú đạt được sự phát triển hoàn chnh

Nhu mô tuyến vú tăng sinh. Các nụ biểu mô biến đổi thành các tiểu thuỳ, tế bào trụ chế tiết được bao quanh bởi lớp tế bào cơ-biểu mô. Các ống dẫn sữa dài và phần nhánh. Các mạch máu lăng sinh.

Nguồn gốc của sự phát triển này là do ảnh hưởng của các honnon. Estrogen và progesteron của bánh rau giữ vai trò cơ bản. Estrogen làm phát triển ống dẫn sữa, làm cho các tiểu thuỳ nhạy cảm với các hormon khác. Progesteron làm phát triển các tiểu thuỳ.

Hiện tượng chế tiết bắt đầu ngay từ tháng thứ 3, tạo ra sữa non. Sữa non giàu protein, lactose và globulin miễn dịch. Sữa non tồn tại cho đến lúc xuống sữa, tức là sau đó vài ngày. Trong những giờ sau đẻ, trẻ bú sữa non. Chính sữa non đã giúp cho trẻ khỏi bị hạ đường huyết, khỏi bị nhiễm trùng và có những vai trò sinh lý nhất định lên ống tiêu hoá.

Cuối thời kỳ thai nghén, dưới ảnh hưởng của estrogen và progesteron, tuyến vú đã được chuẩn bị đầy đủ, sẵn sàng hoạt động. Trong khi có thai, tuyến vú chưa thực sự hoạt động vì progesteron ức chế prolactin, sự ức chế này xảy ra ngay tại tuyến yên và tuyến vú.

Sự xuống sữa xuất hiện sau đẻ từ 3 – 4 ngày ở con so, 2 – 3 ngày ở con dạ. Hiện tượng xuống sữa là do nồng độ prolactin trong máu tăng đột ngột và kéo theo tổng hợp nhiều sữa.

Ban đầu sự tiết sữa được duy trì bằng động tác mút vào núm vú. Động tác mút theo đường phản xạ thần kinh kích thích vùng dưới đồi giải phỏng prolactin. Mỗi khi bú, nồng độ prolactin trong máu đạt đỉnh cao. Sau này, sự tiết sữa được duy trì bằng hiện tương hết sữa trong các tiểu thùy mỗi khi cho trẻ bú. Các tiểu thuỳ chỉ sản xuất sữa khi sữa trong tiểu thuỳ được lấy hết đi. Tới lúc này, nồng độ prolactin trong máu giảm dần về mức bình thường như trong chu kỳ kinh nguyệt. Sự chế tiết các hormon hướng sinh dục xuất hiện lại dần dần và hiện tượng kinh nguyệt trở lại. Người ta thấy rằng ở những phụ nữ cho con bú kéo dài hai năm hay hơn thì:

Sau 1 năm, 80% số phụ nữ này vẫn chưa có kinh trở lại.

Sau 2 nãm, vẫn còn 20% số phụ nữ chưa có kinh trở lại

Mỗi khi trẻ mút vào núm vú, sẽ xuất hiện phản xạ thần kinh dẫn tới thuỳ sau của tuyến yên và làm giải phóng oxytoxin. Chính oxytoxin đã làm co tế bào cơ biểu mô ở các ống dẫn sữa và tống sữa ra ngoài. Oxytoxin còn được giải phóng mỗi khi người mẹ nhìn thấy đứa trẻ hay nghe tiếng trẻ khóc (phản xạ có điều kiện). Bên cạnh đó oxytoxin còn làm tử cung co bóp.

Cho con bú

Người ta luôn khuyến khích nuôi con bằng sữa mẹ vì nhiều lý do:

Sữa mẹ là nguồn thức ăn tốt nhất cho trẻ em, đặc biệt là sữa non trong những ngày đầu.

Cho con bú là cơ sở để nảy nở tình cảm mẹ con, tạo ra sự âu yếm, quấn quít mẹ con.

Cho con bú sữa mẹ cũng là một phương pháp tránh thai trong những tháng đầu sau đó.

Bắt đầu cho con bú

Cho con bú càng sớm càng tốt. Người mẹ có thể cho con bú ngay sau khi đẻ. Cho con bú có thể chậm hơn nếu tình trạng sức khoẻ của người mẹ hay của trẻ chưa thật tốt (người mẹ phải mổ lấy thai, trẻ đang được hồi sức tích cực…). Cho bú sớm đã giúp cho trẻ sử dụng được sữa non là thứ sữa rất phù hợp sinh lý với trẻ. Ngoài ra động tác bú đã kích thích tuyến vú chế tiết sữa nhanh và nhiều. Cho bú sớm là thời điểm người mẹ tiếp xúc với con hết sức thuận lợi về mặt tâm lý. Cho bú sớm còn giúp tử cung co tốt, hạn chế băng huyết.

Số lần cho bú

Chính đứa trẻ điều chỉnh số lần cho bú trong một ngày. Trong những ngày đầu số lần cho bú nhiều hơn, từ 7 đến 9 lần. Cho đứa trẻ bú cả hai vú, mỗi lần cho bú không nên quá 15 phút. Các lần cho bú cách nhau từ 2 đến 3 giờ, nhưng tốt nhất cho bú mỗi khi trẻ đòi bú. Không cần đánh thức trẻ để cho bú theo những giờ nhất định, cũng không nên cho trẻ bú mau quá. Sau vài ngày chính cảm giác đói của đứa trẻ tự điều hoà số lần bú và khoảng cách các lần bú. Người ta tránh cho trẻ bú đêm để tạo điều kiện cho người mẹ được nghỉ ngơi. Để kiểm tra xem trẻ bú có đủ hay không, người ta sẽ cân đứa trẻ. Mỗi ngày cân một lần là đủ. Nếu thấy cân nặng của trẻ tăng lên đều đặn là bằng chứng trẻ đã được nuôi dưỡng tốt, bú đầy đủ.

Một s quy tắc vệ sinh áp dụng cho bà mẹ nuôi con bằng sữa mẹ

Vệ sinh tại chỗ: Hàng ngày phải rửa vú bằng xà phòng, rửa tay trước khi cho bú, rửa sạch đầu vú bằng nước chín để nguội trước và sau khi cho bú. cần vắt bỏ vài giọt sữa trước khi cho bú. Sau khi cho bú các đầu vú cần được bảo vệ, được che bằng miếng vải xô khô, sạch. Không nên dùng các áo nịt vú bằng nilon, sợi tổng hợp vì có thể gây loét đầu vú.

Tư thế cho con bú: Người mẹ có thể cho con bú ở tư thế ngồi hay tư thế nằm. Khi cho bú phải cho trẻ ngậm kín quầng vú.

Chế độ ăn cho người mẹ: Nhu cầu năng lượng tăng 25% so với lúc bình thường, khoảng 500 calo. Lưu ý cho bà mẹ uống nhiều nước, ăn thêm protein (thịt, cá, trứng, sữa…). Bên cạnh đó nên cho bà mẹ sử dụng thêm can xi và sắt. Bà mẹ nên ăn thành nhiều bữa trong ngày. Không nên dùng các chất kích thích như rượu, bia, chè, cà phê, thuốc lá…

Những trường hợp không được cho con bú

Không có nhiều chống chỉ định cho con bú. Trong một số bệnh lý, người bệnh không được cho con bú như bị bệnh tim, lao đang tiến triển, bị nhiễm HIV, bị bệnh tâm thần không có khả năng chăm sóc con.

Một số vấn đề hay gặp khi nuôi con bằng sữa mẹ

Đau rát ở núm vú

Núm vú được chi phối bởi mạng lưới thần kinh cảm giác phong phú, do vậy rất nhạy cảm với các kích thích sờ, áp lực, Khi đứa trẻ mút vú, nó đã tạo ra một lực kéo lớn và trong một thời gian dài lên hai đầu vú. Sau độ 6 hay 7 lần cho bú các đầu vú có thể bị đau mỗi khi trẻ mút vào núm vú. Đau tăng dần qua các lần cho bú trong 3, 4 ngày, sau đó dần dần quen đi. Đó là một hiện tượng bình thường, cần giải thích để người mẹ hiểu và kiên nhẫn. Trong nhiều trường hợp bị nhầm là nứt đầu vú. Người mẹ không cần làm gì đặc biệt, nếu có thì chỉ là xoa bóp hai đầu vú. Nguy cơ của hiện tượng này là người mẹ sợ mỗi khi cho con bú, có thể dẫn đến cương tức vú và sự chế tiết sữa kém đi. Tất cả các hiện tượng đó rơi vào vòng xoắn bệnh lý.

Tụt núm vú

Tụt núm vú không phải là chống chỉ định cho con bú vì khi bú đứa trẻ ngậm rộng ra cả quầng vú. Sau một số lần bú, sức mút của đứa trẻ có thể kéo hai núm vú ra một cách hoàn hảo. Nếu vẫn thực sự còn khó khăn, người mẹ có thể giúp đứa trẻ bằng cách vắt ít sữa và kéo núm vú ra trước khi cho trẻ bú.

Vú tự chảy sữa khi không cho bú

Đây là hiện tượng hay gặp trong những tuần đầu tiên. Một vú tự chảy sữa khi trẻ đang bú vú bên kia, hai vú tự chảy khi mẹ nghe thấy tiếng trẻ khóc hay không có nguyên nhân. Không cần phải xử trí đặc biệt, chỉ cần đặt một miếng bông vào đầu vú để thấm sữa chảy ra và thay ngay mỗi khi bị thấm ướt.

Ít sữa

Ít sữa nguyên phát hay không có hiện tượng xuống sữa là hiếm gặp. Nó thường gặp trong trường hợp có thương tổn vùng dưới đồi, tuyến yên. Không nên nhầm với những trường hợp xuống sữa ít do cho con bú chậm hay không muốn cho con bú.

Ít sữa thứ phát sau khi đã có xuống sữa bình thường rất hay gặp. Nó liên quan tới sự mệt mỏi của người mẹ, bị xúc động (con bị ốm), thay đổi nhịp điệu sống (đổi chỗ ở, đi làm), ít sữa thứ phát thường không kéo dài nếu người mẹ không vội vàng chuyển cho con bú bình. Bú bình dễ làm cho trẻ mất đi thói quen bú mẹ và mất phản xạ kích thích tạo sữa. Người thầy thuốc cần:

Giải thích hiện tượng cho người mẹ, an ủi người mẹ rằng sữa sẽ về để người mẹ yên tâm.

Khuyên người mẹ hãy cho con bú nhiều hơn nữa, hạn chế đến mức tối đa số lần cho bú bình.

Sau khi cho bú, vắt sạch vú để kích thích tạo ra sữa mới.

Yêu cầu người mẹ nghỉ ngơi nhiều hơn, uống nhiều hơn, nước hoa quả, sữa.

Có thể cho người mẹ dùng Galaclogil (3 thìa canh mỗi ngày), Primperan (metoclopramide, 10mg, 3 lần mỗi ngày).

Nứt đầu vú

Hay xảy ra trong hai tuần đầu khi mới cho con bú. Khoảng 25% số phụ nữ cho con bú bị nứt đầu vú. Yếu tố thuận lợi là trẻ bú kéo dài, mặc áo lót bằng chất liệu nilon

Biu hiện của nứt đầu :

Đầu vú đau khi trẻ bú.

Đầu vú có những vết nứt, vết rạn nhỏ trên bề mặt.

Cuối cùng có thể cố những vết loét ở đầu núm vú hay ở chân núm vú. Toàn bộ núm vú bị đỏ rực, cháy máu mỗi khi cho trẻ bú.

Điều trị:

Để hở vú tiếp xúc vơi không khí, nếu có thể được tiếp xúc với ánh nắng mật trời.

Bôi các mỡ cỏ chứa vitamin A và E, bôi dung dịch eosin 1%.

Tạm ngừng cho bú bên bị đau trong 6 đến 12 giờ và vắt sữa bằng tay, không nên dùng ống hút sữa, trong khi vẫn tiếp tục cho bú bên kia.

Nếu thương tổn khổng đỡ, cần phải tìm nguyên nhân do nấm gây tưa miệng ở trẻ. Nếu có phải điều trị cho cả mẹ và con.

Cương vú

Cương vú có thể gập bất cứ thời điểm nào trong giai đoạn cho con bú. Tuy nhiên hay gặp nhất trong tuần lễ đầu tiên. Khoáng 15% số phụ nữ cho con bú bị cương vú. Các yếu tố thuận lợi là trẻ bú ít, bú yếu (trẻ nhẹ cân hay yếu), người mẹ bị đau khi cho trẻ bú, bị nứt đầu vú, khi người mẹ cai sữa. Biểu hiện lâm sàng là toàn bộ vú cương, căng tức, đau, đôi khi bị sốt (quanh 38°C). Điều trị là xoa bóp, chườm nống vú, vẫn tiếp tục cho trẻ bú. Có thể chỉ định dùng oxytoxin tiêm bắp (4 đơn vị chia 2 lần mồi ngày). Phải điều trị thật tốt cương vú để tránh viêm bạch mạch vú và áp xe vú.

Viêm bạch mạch vú

Khoảng 5% số phụ nữ cho con bú bị viêm bạch mạch vú. Nếu người ta điều trị tốt nứt đầu vú và cương vú thì viêm bạch mạch vú giảm di. Mầm bệnh là tụ cầu, liên cầu hay vi khuẩn Gram âm xâm nhập qua thương tổn ở đầu vú để gây bệnh. Hệ thống bạch huyết của vú bảo đảm sức đề kháng của cơ thể. Sữa không bị nhiễm trùng, cho nên vẫn cho trẻ bú được.

Biểu hiện lâm sàng là sốt cao (có thể tới 40°C), rét run. Bên vú bị thương tổn sung phồng, căng và rất đau. Trên vú người ta thấy một vùng đỏ khu trú thành mảng hay vùng đỏ kéo dài rất đau khi sờ vào, chạm vào. Khám nách có hạch tròn, đau, di động ở nách.

Người bệnh cần được nghỉ ngơi tại giường, chườm nóng tại chỗ, giảm đau (paracetamol 3g trong 24 giờ). Tăng cường cho trẻ bú bên bị bệnh (10 – 12 lần trong 24 giờ). Sau khi cho bú phải vắt sạch sữa, có thể dùng thêm oxytoxin tiêm bắp. Nếu sau 24 giờ các dấu hiệu khỏng mất đi, nên cho dùng thêm kháng sinh.

Viêm ống dn sữa

Thông thường viêm ống dẫn sữa xảy ra sau cương vú và viêm bạch mạch. Người bệnh sốt cao, ở vú có các nhân cứng và đau, nách có hạch ấn đau. Vắt sữa lên một miếng bông quan sát thấy có những mảnh nhỏ vàng nhạt, chứng tỏ có mủ trong sữa (dấu hiệu Budin).

Để người bệnh nghỉ ngơi tại giường. Không cho con bú bên bị thương tổn, vắt sữa bỏ đi. Nên lấy sữa này xét nghiệm tìm vi khuẩn gây bệnh. Chỉ định dùng kháng sinh có tác dụng lên tụ cầu như Rovamyxin trong thời gian 15 ngày, phối hợp với các thuốc chống viêm. Dưới tác dụng của điều trị, viêm ống dẫn sữa có thể khỏi hay tiến triển thành áp xe

Áp xe vú

Đây là biến chứng nặng nề nhất, là hậu quả của viêm ống dẫn sữa không được điều trị tốt. Người bệnh sốt cao, vú có vùng sưng, nóng, đỏ, đau. Điều trị bằng cách chích dẫn lưu mủ. Trong thời gian áp xe không cho con bú mà phải vắt sữa bỏ đi.

Cai sữa

Nên cho bú kéo dài từ 18 – 24 tháng. Lúc này trẻ đã ăn thêm nhiều thức ăn khác. Số lần cho bú giảm dần đi. Giảm số lần cho bú cho đến lúc ngừng hẳn cho bú sẽ làm cạn sữa.

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận