[Sản phụ khoa] Bài giảng ngôi trán trong sản khoa

Nhận định chung

Ngôi trán là ngôi phần trán trình diện trước eo trên. Là ngôi trung gian giữa ngôi chỏm và ngôi mặt, nghĩa là ngôi đầu cúi không tôt và ngửa không tôt.

Ngôi hiếm gặp. Tỷ lệ 1 /1000. Ngôi trán chỉ xảy ra trong chuyển dạ. Nếu ngôi trán còn cao lỏng có thể tiến triển cúi thêm để biến thành ngôi chỏm hay ngửa thêm đê trở thành ngôi mặt. Nếu ngôi trán đã cố định là một ngôi đẻ khó, không thê đẻ đường dưới được vì đường kính của ngôi là thượng châm căm 13,5cm không thê lọt qua đường kính chéo của eo trên nếu thai nhi đủ tháng. Đẻ được đường dưới chỉ là hãn hữu khi thai rất nhỏ.

Chẩn đoán phải sớm và chính xác để mổ lấy thai tránh biến chứng cho thai và mẹ.

Nguyên nhân: có những yếu tố thuận lợi gây ra ngôi trán trong khi chuyên dạ như con dạ đẻ nhiều lần, tử cung lệch so với trục của eo trên, khung chậu dẹt, thai to. Vì vậy ngôi trán gặp nhiều ở người con dạ hơn ở con so.

Cơ chế đẻ

Có hai tình huống xảy ra khác hẳn nhau:

Khi thai đủ tháng, cân nặng bình thường, chẩn đoán rõ ràng hay có dấu hiệu gợi ý ngôi trán thì phải mổ lấy thai vì thai nhi không thể lọt được.

Khi thai non tháng, thai nhỏ (thai đôi), có thể đẻ đường dưới được nên cần phải biết cơ chế đẻ của ngôi. Nhưng không bao giờ được quên rằng cuộc đẻ rất vất vả, cần phải cố gắng lớn và theo dõi sát sao.

Lọt: các đường kính lọt của ngôi có thể to hơn các đường kính của eo trên nên đàu thai nhi phải biến dạng nhiều, uốn khuôn, chồng khớp, xuất hiện bướu huyết thanh sớm, lọt không đối xứng, trán uốn dài trong hõm xương cùng còn chẩm kéo dài về phía lưng: hoặc là đầu cúi hơn dể cho bướu chẩm lọt trước và khối mặt lọt sau, hoặc là đầu ngửa thêm đế khối mặt lọt trước và bướu chẩm lọt sau. Đầu lọt theo đường kính ngang hay chéo. Lọt theo hình chữ “S”.

Xuống và quay: nếu lọt được thì xuống và quay cũng rất chậm và khó, đầu ở vị trí mũi vệ. Mặt ở sau khớp vệ, xương hàm trên cố định bờ dưới khớp vệ, chẩm ở trong hố cùng chậu. Trục đầu hướng theo đường kính trước sau eo dưới, thai dễ mắc lại dưới khớp vệ.

Sổ: đầu thực hiện một loạt động tác gần giống sỗ chẩm cùng, đầu cúi rồi ngửa.

Mũi chậu phải trước, mũi chậu trái sau lọt theo đường kính chéo phải.

Mũi chậu phải ngang và mũi chậu trái ngang lọt theo đường kính ngang.

Đường kính trước sau eo trên không dùng vì nó quá bé so với đường kính lọt của ngôi.

Chẩn đoán phân biệt

Ngôi chỏm: không bao giờ sờ thấy thóp sau ở ngôi trán. Trong ngôi chỏm sd thấy thóp sau ở chính giữa cổ tử cung là ngôi chỏm cúi tốt, vừa sờ thấy thóp trước, vừa thấy thóp sau là ngôi chỏm cúi không tốt, nhưng không bao giờ sờ thấy xương trán.

Ngôi mặt: trong ngôi mặt sờ thấy đường khớp giữa hai xương trán, sống mủi với hai hố mắt, hai lỗ mũi, hàm trên, mồm, hàm dưới (hình móng ngựa), cằm là xác định được ngôi mặt, không sờ thấy khớp trước.

Tiên lượng

Tiên lượng cho mẹ và con phụ thuộc vào chẩn đoán sớm hay muộn. Nếu phát hiện sóm, phẫu thuật kịp thời, tiên lượng tốt cho cả mẹ và con. Nếu phát hiện muộn, xử trí không kịp thời, tiên lượng xấu, có thế gây vỡ tử cung đe doạn tính mạng cả mẹ và con. Nếu đẻ được đường dưới trong trường hợp thai nhỏ có thể bị rách âm đạo, tầng sinh môn, vỡ bàng quang, tổn thương trực tràng gây rò bàng quang âm đạo, rò trực tràng âm đạo. Vì vậy phải chủ động cắt nới tầng sinh môn rộng.

Thái độ xử trí

Khi ối chưa vỡ, ngôi cao lỏng, tốt nhất là chờ đợi và theo dõi, ngôi có thể tự chuyên thành ngôi chỏm hay ngôi mặt. Tuyệt đối không được làm cho đàu cúi tốt hơn vì dễ làm vỡ ối, sa dây rau.

Nếu ối đã vỡ phải chuyển mổ lấy thai ngay.

Chú ý tất cả trường hợp chẩn đoán xác định ngôi trán đã cố định đều chỉ định mỗ lấy thai tuyệt đối (trừ trường hợp thai quá nhỏ). Một điểm cần lưu ý là khi ngôi trán bị mắc kẹt trong tiểu khung, việc mổ lấy thai, lấy được đầu lên cũng không phải là dễ dàng. Vì vậy cần theo dõi chuyển dạ thật sát sao không để xảy ra biến chứng thai mắc kẹt trong tiểu khung, tử cung co cứng, tăng trương lực, bướu huyết thanh to nhiều khi lại nhầm là ngôi thai đã lọt dẫn đến vỡ tử cung, suy thai cấp và chết thai.

Nếu trong trường hợp thai chết, không có dấu hiệu doạ vỡ tử cung và vỡ tử cung, cố tử cung mở đủ để huỷ theo đường âm đạo bằng cách chọc óc, kẹp sọ lây thai ra. Neu có hiện tượng doạ vỡ tử cung dù thai chết cũng phải mo lấy thai, rồi tuỳ theo tổn thương ở tử cung quyết định bảo tồn hay cắt tử cung, chú ý kiêm tra các tạng trong bụng nhất là bàng quang có tổn thương hay không.

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận